• 87 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng | 76 Ba Đình, Hà Nội | 98 Trần Hưng Đạo, TP. HCM

Phân biệt các loại giấy dùng trong in ấn

Th8 07, 2024

Bạn đang quan tâm về các loại giấy dùng trong in ấn như là chất liệu đặc điểm, định lượng giấy, ứng dụng của các loại giấy. Hãy để in ấn Du Mục Art Đà Nẵng giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết này nhé!

    Vì sao cần phải quan tâm đến việc lựa chọn giấy trong in ấn?

Các loại giấy trên thị trường để dùng với mục đích in ấn hiện nay rất đa dạng. Chính vì vậy mà từng loại giấy sẽ cho ra những chất lượng khác nhau về: độ dày, độ mỏng, độ thấm mực…

Khi có được những hiểu biết rõ về các loại giấy trong in ấn, chúng ta sẽ có các kế hoạch in ấn tài liệu, văn bản cụ thể hơn, mục đích sử dụng trong công việc và chất lượng sản phẩm tạo ra sẽ tốt hơn.

    Các loại giấy thường được sử dụng trong in ấn

Trong lĩnh vực in ấn tại Đà Nẵng, việc lựa chọn loại giấy phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm in. Dưới đây là thông tin chi tiết về một số loại giấy thường được sử dụng trong các dịch vụ in ấn tại Đà Nẵng:

Giấy couche

 Giấy couche hay còn gọi là giấy C là loại giấy in được sử dụng phổ biến nhờ khả năng in bắt mắt và rất sáng.

  • Đặc điểm:

Couche có màu trắng, được tráng phủ bởi một lớp cao lanh nên bề mặt phẳng, bóng, mịn, độ sáng vừa phải, chắn sáng tốt, bám mực và hấp thụ mực tốt.

Thông thường, giấy couche được chia thành 2 loại giấy chính: Couches Matt (mờ) và Couche Gloss (bóng).

  • Định lượng: Thường là 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300gsm.
  • Ứng dụng: giấy couche thường được ứng dụng để in ấn tem nhãn hàng hóa, in tờ rơi, in catalog, profile hồ sơ năng lực, in name card, voucher…

Giấy ford 

Giấy ford là loại giấy in phổ biến và rất dễ dàng tìm thấy tại các tiệm photocopy hay của hàng văn phòng phẩm.

Giấy ford là loại giấy được làm từ bột giấy nghiền đã qua xử lý tách nhựa.

  • Đặc điểm

Giấy ford thường không tráng phủ, rất trắng.

Giấy bắt mực in, hấp thụ mực tốt nên màu in thường sạm và xỉn hơn giấy Couche.

Giấy ford có bề mặt nhám, không gây chói lóa nên thích hợp để viết hoặc đọc.

  • Định lượng giấy

Thường nằm trong khoảng 80– 250gsm.

  • Ứng dụng: giấy ford thường được sử dụng làm bao thư, giấy note, in sách, tập vở học sinh, in ấn thiệp cưới, thiệp mời, thư cảm ơn, danh thiếp mỹ thuật làm túi giấy đựng quà, làm sổ tay, nhật ký, tài liệu văn bản, in ấn bao bì…

Giấy ivory

  • Đặc điểm:

Giấy ivory có màu ngà vàng, gồm 2 mặt nhám và bóng.

Đây cũng là loại giấy in cứng và có tính chất hơi xốp, nhẹ. Ngoài ra còn chịu được lực tốt.

Có thể dùng giấy Ivory để cắt, in nổi, gấp nếp, cắt khuôn dập… tạo sự đẹp mắt cho bao bì

  • Định lượng giấy:

 Phổ biến nhất là 250gsm và 300gsm.

  • Ứng dụng: Giấy Ivory thường được ứng dụng để làm hộp giấy, hộp mỹ phẩm, hộp thuốc, hộp bánh kẹo, hộp quà tết, hộp yến sào, túi xách giấy, bìa tài liệu, bìa sách….

Giấy kraft

Có thể nói, trong tất cả các loại giấy thì kraft đang là xu hướng được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, xử lý qua quá trình kraft.

Giấy này còn được gọi với cái tên quen thuộc là giấy xi măng.

  • Đặc điểm 

Giấy kraft có tính dai và chống thấm tốt.

Có độ bền cao, chịu lực xé lớn, bắt mực tốt.

Kraft thường có màu vàng nâu, ngả vàng tự nhiên. Hoặc giấy có màu trắng sau khi đã được xử lý tẩy trắng.

Dễ phân hủy chỉ từ 2 – 3 tháng, thân thiện với môi trường.

  • Định lượng giấy: 50GSM – 175GSM
  • Ứng dụng:Thường được ứng dụng làm thành những sản phẩm thân thiện với môi trường như ly giấy, tô giấy, túi giấy đựng thực phẩm, thùng carton… Hoặc danh thiếp mỹ thuật, thẻ tag quần áo, bao thư, bìa hồ sơ, nhãn hàng hóa, giấy gói quà, hộp giấy….

Giấy bristol

  • Đặc điểm:

Bề mặt láng mịn, khả năng bám mực vừa đủ cho kết quả in ấn tuyệt vời.

Giấy dày dặn, có độ bền cao, rất chắc chắn.

Thường được chia làm kiểu: bristol bề mặt láng mịn thích hợp cho bút viết và mực in. Bristol bề mặt sần thích hợp cho viết chì và phấn

  • Định lượng giấy: 67gsm – 400gsm
  • Ứng dụng: giấy bristol thường được ứng dụng để in nhãn hàng hóa, in tờ rơi, in catalog, profile hồ sơ năng lực, in name card, voucher…

Giấy duplex

  • Đặc điểm

Thuộc dòng giấy in được tráng phủ, chủ yếu là 1 mặt.

Có một mặt trắng bóng, mặt còn lại đen như giấy bồi. Hoặc 2 mặt đều trắng nhưng ít được sử dụng hơn.

Giấy duplex dễ bám keo, dễ dán. Người ta có thể ghép 2 mặt đen lại để tạo ra giấy in dày.

  • Định lượng giấy: 180 – 500gsm
  • Ứng dụng: Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn như hộp bánh kẹo, túi giấy, hộp giấy,mứt tết, hộp đựng dược phẩm…

Giấy canson

Giấy canson hay còn được biết đến là giấy mỹ thuật canson. Giấy canson thường được dùng để vẽ tranh chuyên nghiệp vì khi vẽ trên giấy canson mực sẽ không bị lem hay bị nhòe, các đường nét được phác họa một cách rõ nét hơn

  • Đặc điểm

Chất lượng bề mặt được phân làm ba loại chính:

  • Cold-Press: Đặc điểm của giấy Cold-Press là bề mặt sần vừa đủ có thể sử dụng để vẽ màu nước, tuy nhiên nó không phù hợp với những tranh có quá nhiều chi tiết. Cold-Press được nhiều người lựa chọn nhất, nếu mới bắt đầu tìm hiểu về mỹ thuật thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại giấy này.
  • Hot-press: Loại giấy này có bề mặt mịn, không nhăn, không nhắm, không sần nên khi sử dụng chất giấy này sẽ rất nhanh khô. Giấy hot-press được sử dụng nhiều để vẽ các chi tiết nhỏ
  • Rough: Đây là giấy có mặt nhám, điểm ưu việt nhất của giấy này đó chính là có thể sử dụng ngòi cọ to để đi nét mực rất phù hợp với những bức tranh có kích thước lớn.
  • Định lượng giấy: 

Loại dày: 250msg

Loại mỏng:  125msg

  • Ứng dụng: Sử dụng trong những sản phẩm mang tính mỹ thuật như: thiệp mời, thiệp cưới, name card, giấy vẽ, in tem nhãn, thư cảm ơn….

Giấy nhựa

Giấy nhựa synthetic hay còn gọi là giấy xé không rách, từ lịch sử phát minh ban đầu cho đến những cải tiến sau này, là loại giấy thường được sản xuất bằng nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ làm nguyên liệu chính.

  • Đặc điểm 

Trọng lượng nhẹ, linh hoạt, dễ gia công xử lý,

Độ bền cơ học cao, độ bền với hóa chất, độ bền với thời tiết,

Không thấm nước, xé không rách,

  • Định lượng giấy

Giấy Synthetic Digi: Dùng cho tất cả các loại máy in laser. Giấy có kích thước 32 x 47 (cm), gồm các định lượng: 168gsm, 203gsm, 280gsm và 378gsm.

Giấy Synthetic Offset: Phù hợp để in ống đồng, flexo, offset, in kéo lụa với mực UV. Giấy có kích thước 79 x 109 (cm), gồm các định lượng: 72gsm, 80gsm và 128gsm.

  • Ứng dụng: Với những đặc tính trên nên chúng có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực in ấn ví dụ như danh thiếp làm từ giấy nhựa, notebooks  ,vòng tay, name tag nhựa, thẻ tên cần chống nước.

Giấy ảnh

Giấy ảnh hay còn được gọi là giấy phun à loại giấy được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho máy in phun. Hầu hết các loại giấy để in ảnh hiện nay đều có màu trắng đục, bề mặt láng mịn và được phủ một lớp chất hoạt động để ngăn mực in bị lem ra.

  • Đặc điểm

Lớp phủ bóng (Glossy): Mang lại độ bóng cao, giúp hình ảnh sáng và rực rỡ. Thường được sử dụng cho các bức ảnh màu, ảnh chân dung, và ảnh phong cảnh.

Lớp phủ mờ (Matte): Không có độ bóng, giảm phản chiếu ánh sáng, thích hợp cho các bức ảnh đen trắng, ảnh nghệ thuật, và các tài liệu không cần độ bóng cao.

Lớp phủ satin/luster: Kết hợp giữa lớp phủ bóng và mờ, mang lại hình ảnh có độ bóng nhẹ và không bị phản chiếu quá nhiều.

  • Định lượng giấy: trung bình từ 115 gsm – 300 gsm, do đó tùy theo nhu cầu sử dụng mà quý khách hàng lựa chọn phù hợp.
  • Ứng dụng:  giấy ảnh thường dùng nhiều trong quá trình in ảnh như là in ảnh cưới, ảnh cá nhân hay gia đình, photobook, album ảnh cưới ngoài ra giấy ảnh còn dùng để in các tài liệu quảng cáo như poster…..

Giấy mỹ thuật

Giấy mỹ thuật là loại giấy chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế và in ấn cao cấp. Đây là loại giấy có chất lượng cao, thường được làm từ bông hoặc gỗ nguyên chất, và có đặc tính vượt trội về bề mặt, độ bền và khả năng tương thích với nhiều kỹ thuật vẽ và in khác nhau.

  • Đặc điểm: 

Bông (Cotton): Giấy mỹ thuật làm từ bông có độ bền cao, khả năng thấm mực tốt và không chứa axit, giúp bảo quản tác phẩm lâu dài mà không bị ố vàng hay biến đổi màu sắc.

Gỗ nguyên chất (Wood Pulp): Loại giấy này cũng có chất lượng tốt nhưng có thể không bền bằng giấy làm từ bông.

Mịn (Smooth): Phù hợp với các kỹ thuật vẽ chi tiết như bút chì, mực, và bút sắt.

Nhám (Rough): Thích hợp cho các kỹ thuật vẽ sử dụng màu nước, pastel và than chì, giúp tạo ra hiệu ứng bề mặt đa dạng.

  • Định lượng giấy: Giấy mỹ thuật thường có độ dày và trọng lượng lớn, từ 200gsm đến hơn 400gsm, giúp tác phẩm không bị cong vênh khi sử dụng các kỹ thuật ướt như màu nước.
  • Ứng dụng: 

Giấy định lượng lớn (giấy dày): dùng để in túi giấy, in hộp giấy, danh thiếp mỹ thuật hoặc gia kim dập nổi, phủ UV,… để tạo điểm nhấn cho sản phẩm.

Giấy định lượng thấp (giấy mỏng): dùng để in thiệp cưới, giấy tiêu đề hoặc bao thư, thư cảm ơn cho doanh nghiệp…


Thông qua bài viết trên in ấn Du Mục Art Đà Nẵng đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về thông tin và ứng dụng của các loại giấy dùng trong in ấn. Nếu bạn còn có những thắc mắc về cách lựa chọn giấy in sao cho phù hợp với sản phẩm của mình thì hãy liên hệ đến in ấn Du Mục Art Đà Nẵng để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!